ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ “QUẢN LÝ TRI THỨC MỞ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRƯỚC BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC”

Ngày 12 tháng 4 năm 2024, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Quản lý tri thức mở trong giáo dục đại học trước bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục”, mã số B2022-HVQ-04 do ThS. Trương Vĩnh Bình làm chủ nhiệm.

(Ảnh: Toàn cảnh phiên họp)

Buổi đánh giá diễn ra với sự chủ trì của PGS.TS. Trần Hữu Hoan – Chủ tịch Hội đồng, các thành viên của Hội đồng theo quyết định, đại biểu của một số các phòng chức năng, các khoa của Học viện và các thành viên của nhóm nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, đề tài hướng đến hai mục tiêu chính: Xây dựng khung lý thuyết về tri thức mở. Từ thực tiễn quản lý tri thức mở trong giáo dục đại học tại Việt Nam, nghiên cứu đưa ra biện pháp phù hợp cho nâng cao hiệu quả quản lý tri thức mở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung tại Việt Nam.

Về cơ sở lý luận, đề tài làm rõ các khái niệm cơ bản: tri thức mở, quản lý tri thức mở, liên kết giữa tri thức mở và chuyển đổi số trong giáo dục, lý thuyết quản lý tri thức mở, các mô hình quản lý tri thức mở, liên kết giữa tri thức mở và chuyển đổi số trong giáo dục, lý thuyết quản lý tri thức mở.

Về cơ sở thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng nhận thức về quản lý tri thức mở và chuyển đổi số, thực trạng thách thức đối diện trong quản lý tri thức mở và chuyển đổi số, thực trạng cơ hội và tiềm năng vận dụng tri thức mở trong giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tri thức mở trong giáo dục đại học trước bối cảnh chuyển đổi số./.

                                                                                                                                                                                              Phòng QLKH-HTQT-TC