ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ “Đánh giá sự hài lòng của giảng viên về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục”

Sáng ngày 08 tháng 9 năm 2023, Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp cơ sở  Đánh giá sự hài lòng của giảng viên về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục”,   mã số: C2022-29.04 do ThS. Trương Thị Phương Dung làm chủ nhiệm.

Trong giáo dục đại học, người lao động chủ yếu là giảng viên - người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho người học. Giảng viên được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Sự hài lòng trong công việc của giảng viên là một trong những động lực làm việc quan trọng của giảng viên và thường được xem là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một trường đại học (Sharma & Jyoti, 2009). Do đó, sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên tại nơi làm việc là rất quan trọng cho sự thành công của một trường đại học

Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu định nghĩa và xác định vai trò của đội ngũ giảng viên trong các Trường Đại học . Tuy nhiên nhiều đơn vị lại chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên với môi trường làm việc tại các Trường Đại học. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng lao động của giảng viên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo tại các Trường Đại học.

Đánh giá sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục, xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục, từ kết quả thu được đề xuất các biện pháp và kiến nghị cải thiện mức độ hài lòng của giảng viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện quản lý giáo dục