Seminar khoa học với chủ đề “American Education in the Imagination of Asian students studying in the United States - The Illusion and drive for an American Education”

Ngày 19/05/2025 tại Học viện Quản lý Giáo dục đã tổ chức Seminar khoa học với chủ đề American Education in the Imagination of Asian students studying in the United States - The Illusion and drive for an American Education - Sinh viên Châu Á du học tại Hoa Kỳ - Những suy ngẫm và chia sẻ kinh nghiệm từ nền giáo dục Hoa Kỳ với báo cáo viên chính là GS.TS John David Palmer đến từ Đại học Colgate, Hoa Kỳ.

Tham dự buổi Siminar có đại diện Ban Giám đốc Học viện, các Thầy/Cô trưởng/phó các Khoa, Bộ môn, Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục, các Trung tâm và các phòng chức năng cùng các giảng viên, sinh viên, học viện của Học viện.  

TS. Phan Hồng Dương, Phó Giám đốc Học viện, thay mặt cho lãnh đạo Học viện, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên và học viên của Học viện đã cảm ơn GS.TS John David Palmer đến từ Đại học Colgate, Hoa Kỳ, người đã có nhiều lần chia sẻ, cung cấp thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu và lĩnh vực giáo dục đại học quốc tế đến giảng viên và sinh viên của Học viện, mong rằng GS.TS John David Palmer có nhiều thành công trong giảng dạy, nghiên cứu và tiếp tục hợp tác với Học viện trong thời gian tới.

TS. Phan Hồng Dương, Phó Giám đốc Học viện

Sau phần phát biểu khai mạc Seminar của TS. Phan Hồng Dương, Phó Giám đốc Học viện, GS.TS John David Palmer đã trình bày nội dung báo cáo.

GS.TS. John David Palmer đưa ra số liệu, số lượng sinh viên Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...và Việt Nam) du học tại Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng tính từ năm 1970 đến nay (145,000 năm1970; 1,095,000 năm 2018 và sau đại dịch toàn cầu 1,1 triệu năm 2024). Việt Nam xếp hàng thứ 5 với 23,400 sinh viên năm 2018 và xếp hàng thứ 6 với 22,000 sinh viên năm 2024. Các lĩnh vực sinh viên học tập, nghiên cứu chủ yếu là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.

Lý do số lượng sinh viên Châu Á du học tại Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng, theo GS.TS. John David Palmer, là nền giáo dục “Mỹ” đẩy mạnh mô hình trường tư thục quốc tế hoạt động như một “doanh nghiệp”, coi người học là những khách hàng, là những “thượng đế”, coi sản phẩm giáo dục như là “hàng hóa” (commodity), cam kết cung cấp cho khách hàng những hàng hóa với chất lượng tốt nhất, cao nhất. Các trường tư thục quốc tế tại Hoa Kỳ đã tuyên truyền quảng bá rằng, trường sẽ cung cấp các chương trình giáo dục và phương pháp sư phạm vượt ra khỏi mục tiêu trang bị kỹ năng nghề nghiệp để hướng tới phát triển tư duy đổi mới sáng tạo và khơi dậy khát vọng cống hiến cho người học. Các trường tư thục quốc tế đã gây dựng được uy tín, niềm tin với sinh viên Châu Á, rằng nền giáo dục Hoa Kỳ là biểu tượng (Imagination) của “chất lượng cao, cơ hội việc làm và đạt được vị thế xã hội” sau khi tốt nghiệp”. Chi phí ăn ở và học tập cho một năm học của mỗi sinh viên du học na Hoa Kỳ hiện nay trung bình là 36,500 USD, nhìn chung là khá đắt đỏ. Chi phí này được coi là khoản đầu tư “vốn” của các gia đình cho sinh viên.

Tuy nhiên, GS.TS John David Palmer khuyến nghị, không nên kỳ vọng quá cao hay “ảo tưởng” (Illusion) đối với nền giáo dục “Mỹ”. Chi phí ăn ở và học tập đắt đỏ chỉ phù hợp với số ít sinh viên con nhà giàu và có đủ khả năng học tập. Mặt khác, đầu tư nhiều tiền cho sinh viên du học tại Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng mang lại những giá trị cho công đồng địa phương. Nguy cơ chảy máu chất xám, nhiều sinh viên tốt nghiệp muốn ở lại làm việc tại Hoa Kỳ, không muốn trở về quê hương để cống hiến.

GS.TS John David Palmer, Đại học Colgate, Hoa Kỳ

Qua bài báo cáo của GS.TS.John David Palmer, các thành viên tham dự đã thảo luận đặt nhiều câu hỏi và ý kiến trao đổi chia sẻ để làm rõ hơn những nội dung trong báo cáo cũng như những vấn đề liên quan mà các thành viên tham dự muốn tìm hiểu rõ hơn. Qua đây thấy được thực trạng số lượng và chất lượng sinh viên Châu Á du học tại Hoa Kỳ, bên cạnh những điểm mạnh thì vẫn còn những hạn chế, rào cản chính trị, văn hóa...Các sinh viên Châu Á và gia đình họ đã bỏ ra nhiều chi phí tài chính cho chương trình du học tại Hoa Kỳ. Sinh viên du học sau khi tốt nghiệp có một tỷ lệ không nhỏ móng muốn lựa chọn ở lại làm việc tại Hoa Kỳ.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar:

Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục.