Tọa đàm "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam"

Thực hiện Kế hoạch số 313/HVQLGD về kế hoạch tổ chức Tọa đàm “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, ngày 26/10/2011, Học viện Quản lí giáo dục đã tổ chức tọa đàm “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” lần thứ nhất với sự chủ trì của PGS. TS. Trần Ngọc Giao – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.

Tọa đàm "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam"Tọa đàm "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam"

Tham dự Tọa đàm có đại diện Ban Giám đốc, trưởng phó các đơn vị, giảng viên, cán bộ nghiên cứu của HVQLGD. Viện Nghiên cứu khoa học Quản lí giáo dục, HVQLGD là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai  tổ chức tọa đàm.                
Nội dung Tọa đàm tập trung trao đổi về chủ đề: Đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, tiếp cận phát triển giáo dục, chương trình giáo dục và các yêu cầu đổi mới quản lí giáo dục.
Kết luận buổi tọa đàm, PGS.TS.Trần Ngọc Giao đã đánh giá cao sự  hưởng ứng của nhiều cán bộ, giảng viên với nhiều ý‎ kiến sôi nổi và các báo cáo tham luận sâu sắc. Khẳng định đây là nhiệm vụ Bộ giao, cần thực hiện để sinh hoạt thường kỳ để báo cáo và nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên Học viện.  Những chủ đề khó sẽ mời chuyên gia báo cáo đề dẫn, sau đó thảo luận. Thành phần gồm cả cán bộ trong và ngoài Học viện. Khuyến khích anh em trong Học viện chuẩn bị nội dung tham luận. Viện NC KHQLGD kết hợp với Khoa Quản lý hỗ trợ tổ chức triển khai các buổi tọa đàm định kỳ 2 tuần 1 lần.  Kết quả  buổi tọa đàm được thông báo rộng rãi trong Học viện.

Dưới đây là tổng hợp thông tin chi tiết về buổi tọa đàm:
Các ‎ý kiến thảo luận, trao đổi về chủ đề:
- Đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông.
- Tiếp cận phát triển giáo dục, chương trình giáo dục.

Về nhận xét, đánh giá chương trình giáo dục hiện hành:
Nhiều ý kiến có chung quan điểm khi đánh giá chương trình hiện hành (ThS. Lương Ngọc Bình (khoa cơ bản); TS. Trần Thị Minh Hằng, Khoa Giáo dục; ThS. Trần Doanh Thụ, TTBDNG&CBQLGD)
Nhận xét về thực trạng giáo dục, nhiều ‎ kiến tán thành việc đánh giá chương trình hiện tại: nặng về lí luận, nhẹ về thực hành, quá tải. Chỉ có 1 chương trình chung cho mọi vùng miền; Giáo viên phải lo cuộc sống nên chưa dành hết công sức cho dạy học; Do cơ sở vật chất không được đáp ứng: thiếu sân chơi bãi tập, thiết bị đồ dùng dạy học.
Cần nhìn lại thực tiễn để đổi mới chính xác, không nên làm cảm tính.

Về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục:
Một số kiến chia sẻ kinh nghiệm phát triển chương trình của một số quốc gia về mục tiêu, cách phát triển của chương trình giáo dục phổ thông.        PGS.TS. Trần Ngọc Giao chia sẻ về Mục tiêu giáo dục của một số nước: Xu hướng chung là quay trở lại cơ bản (Pháp); có kiến thức cơ bản trong các môn học đa dạng (Hàn Quốc); Chú trọng nền tảng kiến thức cơ bản, tăng cường đọc, tính toán và Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, khả năng sáng tạo (Malaysia).
 
Theo PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Viện NCKH QLGD), chương trình giáo dục phổ thông của đa số các nước được phân làm 2 giai đoạn. Có không quá 4 môn học bắt buộc, liên thông bậc học tiểu học và THCS. Họ không tổ chức thi quốc gia hoặc cấp chứng chỉ ở tiểu học. Hầu hết tổ chức thi quốc gia hoặc cấp chứng chỉ ở bậc học THCS, THPT (thống kê INCA cho thấy, trong 21 quốc gia, chỉ có 4 nước là Hungary, Thụy Sĩ, Úc và Canađa là không thi quốc gia ở THCS). Xu hướng phân quyền phát triển Chương trình giáo dục phổ thông cho trường học trên thế giới từ quan điểm, nguyên tắc, nội dung đến cách thực hiện đổi mới chương trình.
 
Về tiếp cận và nội dung của đổi mới giáo dục:
ThS. Lương Ngọc Bình khẳng định đổi  mới căn bản toàn diện nội dung chương  trình giáo dục phổ thông cần dựa trên những nguyên tắc duy vật biện chứng  là: tính khách quan, tính toàn diện, phát triển và tính lịch sử cụ thể. Để thực hiện đổi mới cần đảm bảo nguyên lí giáo dục của chủ nghĩa Mác -Lênin.
Giảng viên Đoàn thị Vương (Khoa cơ bản) chia sẻ nhận thức về quan niệm của Alvin Toffler về nền giáo dục tương lai, một nền giáo dục cần phải dịch chuyển vào tương lai, đó là sự biến đổi cơ cấu tổ chức về hệ thống giáo dục: hệ thống giáo dục trong tương lai cần thiết phải là một hệ thống mở cả trong không gian và thời gian. Trẻ không nhất thiết phải học tất cả các môn học trong các nhà trường, chúng phải được va chạm với những dạng tổ chức khác nhau. Những tổ chức ấy vốn mang tính tạm thời và thay đổi linh hoạt. Cách mạng hóa chương trình giảng dạy: tăng cường sự lựa chọn trong mỗi cá nhân, tăng cường bổ sung hệ thống những kỹ năng cần thiết cho trẻ. Nhà trường cần dạy cho trẻ: 1) Kỹ năng ứng xử với tri thức, tư duy phê phán, phản biện; 2) Kỹ năng ứng xử với các quan hệ, kỹ năng sống; 3) Kỹ năng lựa chọn và 4) Khuyến khích sự tập trung về tương lai: Trẻ cần được phát triển kỹ năng để thích ứng trong tương lai. Giáo dục thì cần dạy cho họ điều đó.
Tuy nhiên, một số ‎ kiến cho rằng cần có sự hài hòa và công bằng khi nhìn nhận quá khứ và tương lai trong đánh giá giáo dục, chương trình.
Các ý ‎ kiến trao đổi có cùng xu hướng  về các nội dung đổi mới toàn diện gồm: Mục tiêu, nội dung, chương trình; Đổi mới căn bản toàn diện bao gồm cả triết lí, nội dung, chế độ, quản lí Nhà Nước về giáo dục, thi cử. Tăng kỹ năng thực hành, tính thực tiến, đổi mới chương trình từng bậc học; nhập một số chương trình tiên tiến của nước ngoài, đa dạng chương trình;  phân cấp phát triển chương trình; đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.
Về định hướng đổi mới phát triển chương trình, các ‎ý kiến chia sẻ về sự thay đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận dựa trên năng lực người học.
PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu cho rằng không nên lí tưởng hóa việc xây dựng chương trình phổ thông. Cần hài hòa, phối hợp cả 3 cách: 1)  “dựa vào người học”; 2) “Dựa vào người dạy” và 3) “Dựa vào chương trình”.
TS. Nguyễn Thành Vinh (Khoa Quản lý) đưa ra 5 quan điểm phát triển chương trình: 1) Quan điểm hệ thống; 2) Quan điểm mục tiêu; 3) Quan điểm theo nội dung; 4) Quan điểm phát triển và 5) Quan điểm hành vi. Do vậy có 3 hướng phát triển chương trình: Chương trình theo môn học; theo Module và theo Chuẩn nghề nghiệp, phát triển kỹ năng.
PGS.TS. Trần Ngọc Giao cho rằng cần có tiếp cận chung, logic, thống nhất trước khi đi vào các nội dung cụ thể của đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục, thống nhất  Quy trình phát triển chương trình gồm: 1) Đánh giá tình hình; 2) Xác định mục tiêu (Triết lí, quan điểm, nguyên tắc); 3) Thiết kế chương trình: nội dung chương trình, SGK; 4) Thực hiện chương trình và 5) Đánh giá chương trình.
PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền chia sẻ cách hiểu về định hướng phát triển năng lực; việc đổi mới chương trình, SGK ở Việt Nam cần phân cấp quản lí phát triển chương trình, tài liệu học tập. Bắt buộc các cơ sở giáo dục, trường học phải xây dựng chương trình và phát triển tài liệu; tăng cường năng lực dạy học, giáo dục cho giáo viên, năng lực quản lí cho CBQLGD theo hướng phát triển năng lực học sinh; Đổi mới chương trình đào tạo GV & CBQL trường phổ thông: Đưa nội dung phát triển chương trình thành yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên cần chú ý ‎ khắc phục hạn chế của mô hình năng lực, phải có sự kết hợp giữa yêu cầu phát triển kiến thức, kỹ năng với tiềm năng của cá nhân - văn hóa và bối cảnh cụ thể. 

 
                                                                                                    PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
                             Viện trưởng Viện NCKH QLGD