Chọn ngay ngành Kinh tế nếu bạn muốn những điều này
Với các bạn học sinh lớp 12 THPT, đây là thời điểm các bạn đang tích cực tìm hiểu thông tin để đưa ra quyết định về việc chọn ngành học và cơ sở đào tạo phù hợp. Nếu mục tiêu về nghề nghiệp trong tương lai mà bạn mong muốn nằm trong 5 điều dưới đây thì còn chần chừ gì nữa – hãy đăng ký ngành Kinh tế các bạn nhé!
1. Được trang bị sẵn sàng trước một thế giới luôn thay đổi
Nghiên cứu về kinh tế học giúp bạn hiểu thế giới xung quanh. Ngành này dạy chúng ta cách hiểu con người, doanh nghiệp, thị trường và chính phủ do đó giúp chúng ta phản ứng tốt hơn với các mối đe dọa và nhanh chóng nhận diện cũng như nắm bắt được các cơ hội do sự thay đổi của môi trường xung quanh mang lại. Ngành kinh tế có vị trí tốt trong một thế giới luôn thay đổi, vì một trong các chuẩn đầu ra quan trọng của ngành là sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích - cho phép họ thành công với nhiều con đường sự nghiệp khác nhau — luật, quản lý rủi ro, tính toán, tài chính, ngoại giao, hành chính công, chính trị, phân tích chính sách, quản lý y tế, kinh doanh, phân tích thị trường, báo chí và các công việc khác sẽ xuất hiện trong tương lai,....
Sự đa dạng và tính linh hoạt của ngành kinh tế chuẩn bị cho sinh viên khả năng thích ứng theo những thay đổi bất ngờ và tận dụng các cơ hội mới. Một nghiên cứu của LinkedIn cho thấy sinh viên tốt nghiệp đại học thay đổi công việc và nghề nghiệp khoảng bốn lần trong mười năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Với các ứng dụng rộng rãi của nó, kinh tế học là một lựa chọn tuyệt vời trong một thế giới luôn thay đổi.
2. Được cung cấp các kiến thức và kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn
Kinh tế, cốt lõi là nghiên cứu về cách đánh giá các lựa chọn thay thế và đưa ra lựa chọn tối ưu. Ngành kinh tế giúp phát triển các kỹ năng tư duy phê phán và giải quyết vấn đề - cơ sở quan trọng để đưa ra một quyết định tốt, và phát triển các kỹ năng phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợ các quyết định này. Những kỹ năng này luôn được các nhà tuyển dụng tìm kiếm trong các nghề nghiệp ở cả khu vực công và khu vực tư. Một nghiên cứu hàng năm của Hiệp hội các trường cao đẳng và nhà tuyển dụng quốc gia (NACE) đã chỉ ra rằng, các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên các kỹ năng thu được từ việc nghiên cứu kinh tế - khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, thu thập và xử lý thông tin, phân tích dữ liệu, viết và thuyết trình hiệu quả.
3. Đảm bảo tương lai thành công của bạn
Cho dù tương lai ra sao, ngành kinh tế sẽ giúp mọi người thành công. Việc hiểu cách các quyết định được đưa ra, cách thị trường hoạt động, cách các quy tắc ảnh hưởng đến kết quả và cách các lực lượng kinh tế thúc đẩy các hệ thống xã hội sẽ giúp cho mọi người đưa ra quyết định tốt hơn và giải quyết nhiều vấn đề hơn. Yếu tố này sẽ biến thành thành công trong công việc và rộng hơn, là trong cuộc sống. Mặc dù tốt nghiệp ngành kinh tế được hưởng mức lương khởi điểm tương đối cao, nhưng chỉ số chính khẳng định giá trị của ngành kinh tế đó là sự thành công lâu dài và thu nhập cao trọn đời. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thu nhập trọn đời của ngành kinh tế vượt xa các ngành kinh doanh khác, ngành khoa học xã hội và thậm chí cả các ngành kỹ thuật nói chung. Một nghiên cứu khác cho thấy các luật sư có bằng đại học về kinh tế kiếm được nhiều hơn 10.000 đô la hàng năm so với các luật sư khác. Và một phân tích của các CEO S&P 500 cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có nhiều khả năng trở thành CEO hơn bất kỳ ngành nào khác.
4. Cho phép bạn đóng góp và làm gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội
Kinh tế học cung cấp khuôn khổ chính cho phân tích chính sách công. Ngành này trang bị cho mọi người cách hiểu các vấn đề chính sách cơ bản định hình kết quả thị trường và xã hội. Một nhà kinh tế hiểu các vấn đề trước mắt như sự đánh đổi, lợi ích so với chi phí, thất bại thị trường, tài chính công, nhưng cũng hiểu các vấn đề rộng lớn hơn về tác động thế hệ, tác động phúc lợi và bất bình đẳng. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được trang bị ngôn ngữ và kỹ năng để tham gia vào các cuộc tranh luận chính sách công và hành động để thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội.
5. Chuẩn bị hành trang vững chắc nếu bạn muốn học sau đại học hoặc học luật
Kinh tế học truyền đạt lý luận rõ ràng và tư duy logic. Điều này không chỉ giúp làm tốt trong cả việc cá nhân và công việc, mà còn giúp chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp những nền tảng kiến thức vững vàng cho việc tiếp tục theo đuổi các chương trình sau đại học hoặc trường luật.
Trường luật: Các nghiên cứu cho thấy các sinh viên ngành kinh tế luôn có điểm trung bình khi thi đầu vào các trường luật cao nhất trong số tất cả các ngành. Ngành kinh tế cũng có tỷ lệ được chấp nhận vào trường luật cao hơn đáng kể so với hầu hết các ngành, bao gồm cả các chương trình dự bị luật.
MBA – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Các sinh viên ngành kinh tế sở hữu phông kiến thức rộng và kỹ năng giải quyết vấn đề mà các chương trình MBA hàng đầu đánh giá cao, và các nghiên cứu cho thấy, họ có điểm GMAT trung bình cao nhất trong số tất cả các ngành kinh doanh.
Chương trình sau đại học: Ngành Kinh tế cung cấp một nền tảng vững chắc cho nghiên cứu sau đại học về kinh tế, chính sách công, khoa học chính trị, xã hội học, so với các ngành khác.
6. Bổ sung giá trị cho các ngành khác
Kinh tế có thể là một ngành bổ sung có giá trị cho hầu hết các ngành khác. Sự bao phủ và tính linh hoạt của ngành kinh tế có thể kết hợp với ngành kinh doanh ở các nghề nghiệp như kế toán, marketing, tài chính hoặc hệ thống thông tin máy tính, và hơn thế nữa còn có thể kết hợp với các ngành phi kinh doanh như khoa học máy tính, quản lý chăm sóc sức khỏe, báo chí, khoa học môi trường, khoa học xây dựng, thiết kế hay giáo dục,...
Học viện Quản lý Giáo dục năm 2024 tiếp tục tuyển sinh Ngành Kinh tế - Mã ngành: 7310101 1. Cơ hội việc làm - Cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Làm việc trong các ngân hàng, tổ chức tài chính; kế toán, kiểm toán; tư vấn tài chính, kinh tế; - Nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp, các viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực kinh tế; - Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cơ sở giáo dục tư thục theo qui định của pháp luật,... 2. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 140 sinh viên 3. Chương trình đào tạo: 129 tín chỉ 5. Các tổ hợp xét tuyển bằng kết quả thi THPT: A00, A01, C00, D01 |
- Khoa Quản lý -