Kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Quản lý giáo dục

(GD&TĐ)- Học viện QLGD phải chủ động nghiên cứu lý luận và thực tiễn cụ thể hơn, thiết thực hơn đối với những vấn đề liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục. Chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục cho lãnh đạo Bộ, cho ngành.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo tại “Lễ kỉ niệm 35 thành lập Học viện Quản lý Giáo dục” được tổ chức long trọng sáng nay (1/10) tại Hà Nội. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi lễ. Ảnh, gdtd.vn
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi lễ. Ảnh, gdtd.vn
 

Dự buổi lễ có nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Chủ tịch Công đoàn GDVN Trần Công Phong, lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD-ĐT, đại diện Ban tuyên giáo TƯ, Bộ Nội vụ,  Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố, các trường ĐH-HV tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ Học viện qua các thời kỳ cùng đông đảo CB-GV, học viên, sinh viên trong Học viện.

PSG.TS Trần Ngọc Giao, Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện đã có bài diẽn văn ôn lại chặng đường 35 xây dựng, trưởng thành đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước của Học Viện. Được thành lập ngày năm 2006 trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (thành lập ngày 1/10/1976), Học viện QLGD đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng,…

35 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng  hơn 39.000 CBQLGD ở tất cả các bậc học, từ giáo dục mầm non, các cấp học phổ thông cho đến bậc giáo dục đại học, các loại hình giáo dục thường xuyên. 

Từ năm 2006 cho đến nay, sau 5 năm đào tạo theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, Học viện đã tuyển sinh trên 2.700 sinh viên đào tạo hệ chính qui tập trung và hàng trăm các chỉ tiêu đào tạo liên thông với các tỉnh Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Nội, Kiên Giang...  

Năm học 2008 Học viện được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, cho đến nay đã tuyển sinh được 3 khóa cao học số lượng hơn 500 học viên.     Các đại biểu là nguyên cán bộ- giảng viên của Học viện tham dự buổi lễ. Ảnh, gdtd.vnCác đại biểu là nguyên cán bộ- giảng viên của Học viện tham dự buổi lễ. Ảnh, gdtd.vn
 

Hiện nay, Học viện Quản lý giáo dục có tổng số 178 cán bộ, viên chức. Trong đó có 109 giảng viên; có 11 Giáo sư, Phó giáo sư (chiếm 11%); 12 Tiến sĩ (chiếm 11%); 72 Thạc sĩ  (chiếm 66%); 99 Giảng viên trình độ trên đại học (chiếm 82%), 18 Cử nhân (chiếm 17%). 

Trong công tác bồi dưỡng CBQLGD và công chức của ngành trong 5 năm qua, Học viện đã duy trì ổn định các lớp truyền thống và mở ra nhiều loại hình bồi dưỡng mới, đáp ứng yêu cầu của các địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, Học viện còn thường xuyên mở các khóa bồi dưỡng tại Học viện và các CSGD với các loại hình bồi dưỡng đa dạng. Nhìn chung chất lượng các khoá bồi dưỡng của Học viện đã từng bước đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn đổi mới QLGD. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Học viện thành lập Trung tâm đào tạo chất lượng cao Việt Nam - Singapore (VSCEE) và đã tổ chức bồi dưỡng cho 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam - Singapore; Phối hợp với Vụ GDĐH - Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình bồi dưỡng cho hơn 500 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường CĐ, ĐH; 

Học viện đã xây dựng chương trình đào tạo 3 mã ngành đại học (Quản lý giáo dục (đào tạo cán bộ, nhân viên cho các cơ sở GD&ĐT), Tâm lý giáo dục và Tin học ứng dụng;  Xây dựng chương trình được công nhận là cơ sở đào tạo sau ĐH. Hội đồng khoa học đã đề xuất điều chỉnh nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo sau ĐH chuyên ngành Thạc sỹ QLGD trên cơ sở yêu cầu thực tiễn kết hợp với tham khảo chương trình và phương thức đào tạo của một số nước tiên tiến;  

 Giám đốc Học viện PSG.TS Trần Ngọc Giao
 Giám đốc Học viện PSG.TS Trần Ngọc Giao
 

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Học viện là đơn vị tham mưu, tư vấn cho Bộ GD-ĐT xây dựng một số chủ trương chính sách về quản lý giáo dục; nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về Luật Giáo dục, Điều lệ các trường học; Khảo sát nghiên cứu, đánh giá tác động Đề án 09 của Thủ tướng Chính phủ về “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 - 2010”;  Phối hợp xây dựng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, Chuẩn Hiệu trưởng các cấp QLGD; và các chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới QLGD có tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước;  Xây dựng lại hệ thống chương trình, bài giảng thay thế Chương trình 3481( năm 1997) cho các đối tượng quản lý QLGD nhằm cập nhật và nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 

Công tác nghiên cứu khoa học nhiều năm qua được Học viện chú trọng; các đề tài nghiên cứu khoa học được tập trung nghiên cứu những vấn đề từ thực tiễn công tác QLGD đặt ra; Bởi vậy kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng các chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng cho các đối tượng; vận dụng các kết quả nghiên cứu đã có vào nghiên cứu các đề tài khoa học - công nghệ tiếp theo. 

Năm 2010 Học viện đã có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước theo chương trình Nghị định thư với Nhật Bản do PGS. TS Lê Phước Minh, Phó giám đốc Học viện làm chủ nhiệm Đề tài; Đáng chú ý, được phép của Bộ Thông tin và Truyền thông Học viện đã xuất bản hàng tháng “Tạp chí Quản lý giáo dục”; tháng 1/2008 Học viện thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục đánh dấu một bước phát triển mới về công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLGD của Học viện trong việc đẩy mạnh hoạt động NCKH và triển khai ứng dụng KHQLGD. 

Về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, trong những năm qua, Học viện đã  đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, các tổ chức tại một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, Thái Lan, Anh, Vương quốc Bỉ (VVOB), Dự án Đổi mới quản lý giáo dục - SREM (EU) v.v... Các mối quan hệ này đã góp phần đáng kể vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó là việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật cho nước CHDCND Lào về Tiếng Anh, Tin học & Quản lý Nhà nước, Quản lý giáo dục. 

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Học viện ngày càng hoàn thiện và nâng cấp hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tương lai gần. Từ nay đến năm 2020, Học viện QLGD sẽ nâng quy mô đào tạo lên 10.675 sinh viên. Trong đó, đào tạo đại học: 8.750 (chiếm 87,5%), Thạc sĩ: 300 (chiếm 3,0%), Tiến sĩ: 30 (chiếm 0,3%); Đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ: 900 (chiếm 9,0%). 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện QLGD. Ảnh, gdtd.vn
  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện QLGD. Ảnh, gdtd.vn
 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các thế hệ nhà giáo, viên chức, sinh viên, học viên của Trường CBQLGD nay là Học viện QLGD trong 35 năm qua đối với sự phát triển của GD-ĐT.

Với tư cách là một Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng CBQL và công chức-viên chức của ngành GD-ĐT, Học viện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, năng lực tác nghiệp của đội ngũ CBQLGD góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới QLGD trong suốt 35 năm đổi mới, phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng và phát triển ngành.

Cùng với các trung tâm KHGD khác trong cả nước, Học viện đã từng bước góp phần xây dựng những nền móng của Khoa học QLGD, tham gia tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề của thực tiễn đời sống của ngành, của công tác quản lý đặt ra. 

Học viện đã tích cực tham gia nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, điều lệ các trường Đại học, một số chính sách, đề xuất một số giải pháp đổi mới QLGD. Như vấn đề chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, chuẩn Hiệu trưởng các cấp…

Khẳng định rằng các thành tựu mà Học viện QLGD đạt được là to lớn, toàn diện, là kết tinh ý chí, nghị lực, công sức của nhiều thế hệ CBGV-CNV và HV-SV của Học viện. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nhiệt liệt chúc mừng tập thể sư phạm nhà trường về những thành tích đáng tự hào trong những năm qua, xứng đáng với những phần thưởng thi đua cao quý của Nhà nước và Chính phủ trao tặng. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định: ngành GD-ĐT bên cạnh những thành tựu, kết quả to lớn đã đạt được còn những vấn đề tồn tại, yếu kém, khuyết điểm gây nên sự lo lắng, bức xúc trong xã hội. Một trong những lý do gây nên những yếu kém, khuyết điểm ấy là do công tác quản lý, do đội ngũ cán bộ, giáo viên, do công tác nghiên cứu khoa học GD bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong thời gian qua bất cập so với đòi hỏi của tình hình, của sự nghiệp cách mạng. Đồng thời yêu cầu: bên cạnh việc biểu dương thành tích của những cá nhân, tập thể đã đạt được trong thời gian qua, Học viện QLGD cần có những đánh giá, kiểm điểm đúng mức đối với những yếu kém, khuyết điểm, bất cập của mình nhằm cùng tìm ra các giải pháp khắc phục những những tồn tại, yếu kém, của ngành. 


  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Trọng Bí- nguyên Phó giám đốc Học viện. Ảnh, gdtd.vn 
 

Bộ trưởng nêu rõ: Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: "....Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt...". Đây là sự nghiệp cách mạng, do vậy cần phải tập hợp được trí tuệ, tâm huyết của cả đội ngũ lãnh đạo, cán bộ Đảng viên toàn ngành và toàn xã hội góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận yêu cầu: trong thời gian tới Học viện QLGD phải chủ động đổi mới mạnh mẽ, bài bản và hiệu quả hơn phương pháp dạy và học của Học viện. Tập trung vào việc biên soạn, bổ sung, hoàn thiện hệ thống giáo trình, hệ thống chuyên đề nghiên cứu, đảm bảo cập nhật, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, bám sát chuyển động của ngành nhất là trong thời gian tới đây khi toàn ngành triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa liên kết và hợp tác đào tạo với các cơ sở có uy tín trong khu vực và thế giới. 

Tập trung hơn nữa trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và CBQL của Học viện. Có chương trình cụ thể để bổ sung đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học cả về năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý, ý thức trách nhiệm.

Mong rằng trong thời gian tới Học viện sẽ có những mô hình quản lý tốt để toàn ngành tham khảo. Đồng thời Bộ trưởng tin tưởng rằng: với truyền thống 35 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CBGV, học viên- sinh viên Học viện QLGD sẽ tiếp tục phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều những đóng góp to lớn, xuất sắc hơn nữa cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT.

Tại buổi Lễ, thừa ủy quyền của Nhà nước và Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trao tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Học viện QLGD đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ trong phong trào thi đua yêu nước toàn quốc năm 2009-2010; tặng Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho ông Nguyễn Trọng Bí- nguyên Phó giám đốc Học viện.

Nhân dịp này, Học viện QLGD cũng đã khen thưởng 48 cá nhân là cán bộ, giảng viên, nguyên cán bộ, giảng viên của Học viên đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong quá trình xây dựng học viện. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu và BGĐ Học viện. Ảnh, gdtd.vn
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu và BGĐ Học viện. Ảnh, gdtd.vn

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ. Ảnh, gdtd.vnMột số tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ. Ảnh, gdtd.vn
 

  Ảnh, gdtd.vn
Ảnh, gdtd.vn
 

  Ảnh, gdtd.vn
 Ảnh, gdtd.vn 
 

   Ảnh, gdtd.vn
Ảnh, gdtd.vn
 

  Ảnh, gdtd.vnẢnh, gdtd.vn  
 

 
Bá Hải

Trích từ báo Giáo dục & Thời đại